CỨU CÁNH GIẢI THOÁT LÀ SỰ BUÔNG BỎ


Giải thoát là mục đích để chúng ta hướng tới, nhưng sẽ bậy vô cùng nếu ngồi thiền mà cứ mong đắc.
Tôi thường nói có hai cách tu: 
1-Tu để được và đắc cái gì đó .
2-Tu để bỏ cái này cái kia .
Kiểu tu bỏ nó an toàn hơn, vì khi anh tu có ý để bỏ thì lúc nào cũng dễ thương là vì bàn tay lúc nào cũng xoè ra, còn anh tu để được và đắc cái gì đó thì lúc nào anh cũng nắm. 
Quí vị biết con khỉ khi nó muốn chuyền từ nhánh này qua nhánh khác chuyện đầu tiên là nó phải buông nhánh cũ nó mới qua được nhánh khác. Còn tu hành mà cứ nắm thì chúng ta không được gì hết.
Thí dụ như ngồi thiền thấy hỷ lạc nó rờn rợn , suốt ngày cứ trông ngồi để thấy nó rờn rợn, thật ra cái rờn rợn đó không phải là cái mình nhắm tới, mà đó chỉ là tí hoa cỏ trên đường thôi. Cái chánh của hành giả tứ niệm xứ là nhìn mọi thứ đang diễn ra, mọi thứ nó đang là cái gì. Cái bậy nhất của hành giả được ba mớ rồi chìm trong đó, sẽ đi không xa.
Có một lần đó Đức Phật và ngài Ananda đi trên một dòng sông. Đức Phật nhìn thấy khúc gỗ trôi, Ngài hỏi:
- Ānanda có nghĩ là khúc gỗ này trôi ra biển được không?
Ngài Ānanda trả lời:
- Bạch Thế Tôn có thể nó tấp vào bờ, có thể bị người ta vớt, có thể bị nước xoáy rút vào đáy sông, bị mục nửa đường hoặc bị mắc cạn.
Thì người tu hành cũng vậy, khi có lòng đắm đuối trong một cái gì đó thì coi như đã bị mục. Cứu cánh giải thoát là gì? Là sự buông bỏ. Có buông bỏ thì mình mới có thể đi đến cứu cánh giải thoát. Vì giải thoát là không còn ràng buộc. 


 Trích: Vô minh - Hành trình giải thoát Sư Giác Nguyên giảng tại Sydney, (Chủ nhật, 10 - 03 - 2019)

TẢN MẠN TÂM TƯ